TIN TỨC

ROMAN PLAZA

Độ võng cho phép của dầm thép theo tiêu chuẩn hiện nay

độ võng cho phép của dầm thép

Cùng tìm hiểu về độ võng cho phép của dầm thép theo tiêu chuẩn hiện nay. Như chúng ta đã biết thép là một trong những nguyên vật liệu quan trọng trong quá trình xây dựng. Thép được dùng phổ biến bởi kết cấu chịu lực của nó đồng thời giá thành hợp lý. Đối với xây nhà hay bất kỳ một công trình lớn nào đều dùng đến dầm thép. Vậy độ võng cho phép của dầm thép có tác động vô cùng quan trọng đến khả năng chịu lực của kết cấu, đồng thời đây cũng là tiêu chí cơ bản để nghiệm thu lắp đặt kết cấu thép tại công trường. Chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu về độ võng cho phép của dầm thép theo tiêu chuẩn hiện nay như thế nào nhé!

Độ võng cho phép của dầm thép được quy định theo bảng dưới đây:

độ võng cho phép của dầm thép

  Loại cấu kiện Độ võng cho phép
Dầm của sàn nhà và mái Dầm chính L/400
Dầm của trần có trát vữa, chỉ tính võng cho tải trọng tạm thời L/350
Các dầm khác, ngoài 2 trường hợp trên L/250
Tấm bản sàn L/150
Dầm có đường ray Dầm đỡ sàn công tác có đường ray nặng 35kg/m và lớn hơn L/600
Như trên, khi đường ray nặng 25kg/m và nhỏ hơn L/400
Xà gồ Mái nhà ngói không đắp vữa, mái tấm tôn nhỏ L/150
Mái lợp ngói có đắp vữa, mái tôn múi và các mái khác L/200
Dầm hoặc giàn đỡ cầu trục Cầu trục chế độ làm việc nhẹ, cầu trục tay, palăng L/400
Cầu trục chế độ làm việc vừa L/500
Cầu trục chế độ làm việc nặng và rất nặng L/600
Sườn tường Dầm đỡ tường L/300
Dầm đỡ tường nhẹ (tôn, fibro xi măng), dầm đỡ cửa kính L/200
Cột tường L/400

Cách tính độ võng cho phép của dầm thép

độ võng cho phép của dầm thép

Để có thể tính được độ võng cho phép của dầm thép theo đúng tiêu chuẩn cần phải trải qua một số bước nhất định

Để có thể tính được độ cong trong các trường hợp tải trọng, đối với môi trường hợp tải trọng thì cần xác định rõ mô men tiêu chuẩn ứng với từng trường hợp đang xét.

Để tính toán độ cong toàn phần tại một vị trí, bạn cần xác định được độ cong trong trường hợp tải trọng, lần lượt là (1/r)1, (1/r)2, (1/r)3.

Công thức xác định giá trị của 3 loại độ cong này là giống nhau, vì vậy khi tính toán bạn chỉ cần thay giá trị mô men tương ứng và thay đổi một số hệ số phụ thuộc vào tính chất của tải trọng là có thể tính được.

Để có thế tính độ võng cho phép của dầm thép, bạn cần xác định độ cong toàn phần tại các điểm đầu, giữa và cuối của dầm.

Những tài liệu giúp bạn thực hành trong việc tính toán độ võng cho phép của dầm thép chính là TCXDVN 356 : 2005 và Tiêu chuẩn thiết kế hiện nay – TCVN 5574 : 2012. Tuy nhiên, trên thực tế nếu chỉ sử dụng những tài liệu này thì việc tính độ võng cho phép của dầm thép cũng sẽ gặp một vài khó khăn. Bởi chúng ta cũng biết lý thuyết và thực tế đôi khi sẽ có sự khác nhau. Trong khi đó lý thuyết là những công thức, tài liệu chung nhất và đương nhiên không phải dạng thép nào ngoài thực tế cũng có thể áp dụng chúng được. Trong 2 tài liệu mà chúng tôi vừa giới thiệu với các bạn thì các công thức được rút gọn theo trường hợp tính toán thông thường với tiết diện hình chữ nhật. Trong quá trình tính, bạn có thể bỏ qua các dụng cụ bản sàn.

Những quy định chung đối với thép trong ngành xây dựng

độ võng cho phép của dầm thép

Khi thiết kế kết cấu thép của một số loại công trình chuyên dụng như kết cấu lò cao, công trình thủy công, công trình ngoài biển hoặc những kết cấu thép có tính chất đặc biệt như kết cấu thành mỏng, kết cấu thép tạo hình nguội, kết cấu ứng lực trước, kết cấu không gian,… luôn đòi hỏi những quy định, tiêu chuẩn trong các tiêu chuẩn ngành.

Kết cấu thép luôn phải được thiết kế đạt yêu cầu chung trong quy định về Quy chuẩn Xây dựng Việt Nam chính là đảm bảo an toàn chịu lực và đảm bảo khả năng sử dụng bình thường trong suốt quá trình, thời hạn sử dụng công trình.

Khi thiết kế kết cấu thép, cần tuân thủ các tiêu chuẩn tương ứng về phòng cháy, bảo vệ chống ăn mòn, không được tăng bề dày của thép nhằm bảo vệ chống ăn mòn hoặc tăng khả năng chống cháy của kết cấu.

Bên cạnh đó, trong quá trình thiết kế kết cấu thép cũng cần phải lưu ý những điều sau

  • Thứ nhất là tiết kiệm vật liệu thép
  • Thứ hai các yêu cầu rõ ràng đối với bản thiết kế

Quá trình tạo cơ sở, thiết kế kết cấu thép cần lưu ý về:

  • Nguyên tắc thiết kế
  • Khi tính toán kết cấu theo trạng thái giới hạn thì người thiết kế phải dùng các hệ số đáng tin cậy
  • Quan tâm đến tải trọng, độ chịu lực của thép
  • Biến dạng cho phép của kết cấu

Như vậy, bài viết hôm nay đã cho các bạn biết về độ võng cho phép của dầm thép. Đồng thời các bạn cũng biết để có tính được độ võng cho phép của dầm thép cần phải thực hiện các bước như thế nào và trong quá trình tính độ võng phải căn cứ vào thực tế chứ không phải chỉ đọc mỗi tài liệu. Bởi lý thuyết và thực hành luôn có sự khác biệt với nhau, chính vì vậy tham khảo những tài liệu chỉ là một phần trong công đoạn tính toán độ võng cho phép của dầm thép. Hy vọng với bài viết hôm nay các bạn đã có thêm những kiến thức bổ ích về độ võng cho phép của dầm thép nhé!

Trả lời