TIN TỨC

ROMAN PLAZA

Tìm hiểu về tiêu chuẩn thiết kế vỉa hè

tiêu chuẩn thiết kế vỉa hè

Như chúng ta đã biết, dù ở nông thôn hay thành thị, mỗi nơi đều có vỉa hè dành cho người dân. Vỉa hè là nơi để người dân có thể đi bộ mà không cần phải đi xuống lòng đường bởi mật độ giao thông tùy nơi sẽ gây nguy hiểm ít nhiều cho người đi bộ. Vậy có bao giờ thắc mắc tiêu chuẩn thiết kế vỉa hè như thế nào không? Tại sao bạn lại thấy có những khu vực có vỉa hè rộng nhưng lại có những nơi vỉa hè khá nhỏ và hẹp? Lí do ở đây là gì? Có phải do tiêu chuẩn thiết kế vỉa hè hay không? Chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu trong bài viết hôm nay nhé!

Có những quy định gì trong tiêu chuẩn thiết kế vỉa hè?

tiêu chuẩn thiết kế vỉa hè

Quy định về chiều rộng trong tiêu chuẩn thiết kế vỉa hè

Vỉa hè là phần dọc hai bên đường, là khoảng trống giữa đường với các hộ dân liền kề nhau hoặc những công trình gần đường. Đây là phần đường dành riêng cho người đi bộ và có thể để đỗ xe máy, xe đạp ô tô – một cách tạm thời

Theo quy định, vỉa hè và và lòng đường chỉ được sử dụng với mục đích giao thông là chính. Các hoạt động trên đều được tuân thủ thực hiện theo khoản 1 điều 35 Luật giao thông đường bộ. Trong trường hợp đặc biệt việc sử dụng vỉa hè hay một phần của lòng đường vào mục đích khác phải được UBND cấp tỉnh quy định và đặc biệt là không được gây ảnh hưởng đến trật tự, an toàn giao thông

Tiêu chuẩn thiết kế vỉa hè được quy định cụ thể như sau:

  • Đường cấp độ A (là đường có lòng đường lớn 17 – 30m) có quy định chiều rộng vỉa hè tối thiểu là 1,5 – 3,5m
  • Đường cấp độ B (là đường có lòng đường 8 – 17m) có quy định chiều rộng vỉa hè tối thiểu là 0,75 – 1,5m

Tiêu chuẩn thiết kế vỉa hè có dành cho việc kinh doanh không?

tiêu chuẩn thiết kế vỉa hè

Chỉ một số công trình hay tuyến phố đặc thù mới được phép sử dụng vỉa hè vào mục đích kinh doanh. UBND cấp tỉnh sẽ quyết định danh mục công trình và tuyến phố được phép sử dụng vỉa hè với mục đích kinh doanh, buôn bán. Tuy nhiên những nơi đó phải đảm bảo các yêu cầu:

  • Chiều rộng vỉa hè còn lại dành cho người đi bộ tối thiểu là 1,5m
  • Cần đảm bảo an toàn, thuận tiện giao thông, không gây cản trở hay tắc nghẽn giao thông
  • Đảm bảo mỹ quan, vệ sinh môi trường đô thị và không ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày của người dân xung quanh nơi đó
  • Không cho phép hoạt động kinh doanh, buôn bán trước mặt tiền của các công trình văn hóa, công ty, cơ quan, cơ sở giáo dục, thể thao,…

Nếu được sự cho phép để xe trên vỉa hè thì phải đảm bảo những yêu cầu sau đây:

  • Không gây cản trở giao thông của người đi bộ, đảm bảo bề rộng diện tích còn lại tối thiểu dành cho người đi bộ là 1,5m, phải sắp xếp gọn gàng, không gây ảnh hưởng đến mỹ quan đô thị
  • Điểm để xe cách những nút giao thông tối thiểu 10m tính từ mép đường đến nơi để xe
  • Tại những khu vực vỉa hè cho phép để xe thì không được cắm cọc., chăng dây gây cản trở hè phố
  • Các phương tiện giao thông phả được xếp thành một hàng ngay ngắn và quay đầu xe vào trong, cách tường phía nơi giáp với nhà dân hoặc các công trình trên vỉa hè tối thiểu 0,2m

Tiêu chuẩn thiết kế vỉa hè an toàn có độ dài như thế nào?

tiêu chuẩn thiết kế vỉa hè

Theo quy định tại khoản 2 điều 1 NĐ 100/2013/NĐ-CP được sửa đổi Nghị định 11/2010/NĐ-CP quy định về quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ do Thủ tướng Chính phủ ban hành có quy định về giới hạn hành lang an toàn giao thông đường bộ như sau:

Đối với đường ngoài đô thị, bề rộng tính từ đất của đường bộ trở ra mỗi bên là:

  • 17 mét đối với các loại đường cấp I, II
  • 13m đối với các loại đường cấp III
  • 09 mét đối với các loại đường cấp IV và V
  • 04 mét đối với các đường có cấp thấp hơn V

Đối với đường ngoài đô thị có quy định:

17 mét tính từ đất của đường bộ ra mỗi bên

20 mét tính từ mép ngoài của kết cấu ngoài cùng ra mỗi bên đối với cầu cạn và hầm

Trong trường hợp cao tốc có đường bên và căn cứ vào kỹ thuật của mỗi loại đường để có thể xác định hành lang, vỉa hè an toàn là bao nhiêu.

Ngoài ra, còn có tiêu chuẩn thiết kế vỉa hè đối với những nơi có đường sắt

Đối với đường bộ có vỉa hè an toàn chống lấn với hành lang an toàn của đường sắt thì sẽ có sự phân định ranh giới rõ ràng và được quản lý theo nguyên tắc ưu tiên, bố trí hành lang an toàn cho đường sắt. Những ranh giới hành lang an toàn dành cho đường sắt không được chồng lên những công trình đường bộ đã có từ trước đó

Đối với đường bộ có vỉa hè an toàn chống lấn với hàng lang bảo vệ đường thủy nội địa thì ranh giới hành lang an toàn được tính chính là mép bờ tự nhiên

tiêu chuẩn thiết kế vỉa hè

Như vậy, bài viết hôm nay đã giải đáp cho chúng ta những thắc mắc về tiêu chuẩn thiết kế vỉa hè. Có thể thấy, việc tạo nên một vỉa hè với đầy đủ những tiêu chuẩn, quy định không phải là điều dễ dàng. Tuy nhiên, hiện nay tình trạng lấn chiếm vỉa hè để buôn bán đang ngày càng phổ biến và chưa hề có dấu hiệu thuyên giảm. Vì vậy, chính quyền các cấp nên có những biện pháp để khắc phục tình trạng trên, đồng thời trả lại một mỹ quan đô thị rộng rãi, thoáng mát, sạch đẹp.  

Trả lời