TIN TỨC

ROMAN PLAZA

Hợp đồng sang nhượng cửa hàng cần tuân thủ quy định nào?

Dễ dàng nhận thấy hiện nay, việc tìm kiếm mặt bằng kinh doanh đang trở nên khó khăn hơn bao giờ hết, đặc biệt là tại các thành phố lớn. Do đó, đa số mọi người khi thuê cửa hàng đều chọn hình thức sang nhượng. Tuy nhiên, liệu bạn đã hiểu rõ quy trình sang nhượng cà những lưu ý liên quan đến hợp đồng sang nhượng cửa hàng? Theo dõi bài viết dưới đây của chúng tôi để có thêm nhiều thông tin cụ thể.

Tại sao nên chọn thuê mặt bằng từ việc sang nhượng? 

Không thể phủ nhận rằng trong những năm gần đây, thị trường bất động sản đang trở nên sôi động hơn cả. Không những các hoạt động mua bán nhà đất được quan tâm mà các cửa hàng cho thuê cũng được săn lùng. Mức giá thuê cửa hàng cũng ngày càng tăng cao theo tốc độ phát triển của thị trường. Không chỉ vậy, với những mặt bằng tốt, khi chọn thuê theo tháng cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro như bị hớt tay trên. Vì vậy, sang nhượng cửa hàng nhanh chóng trở thành lựa chọn được ưu tiên của hầu hết mọi người. 

Tham khảo ngay mẫu hợp đồng sang nhượng cửa hàng tại đây.

hợp đồng sang nhượng cửa hàng
Sang nhượng cửa hàng là phương pháp được yêu thích hiện nay

Thông thường, lựa chọn cửa hàng kinh doanh được sang nhượng sẽ giúp bạn tiết kiệm được nhiều chi phí. Nguyên nhân là vì những cửa hàng này cơ bản đã có sẵn cơ sở vật chất, trang thiết bị. Tuy nhiên bên cạnh đó, khi chọn nhận lại cửa hàng được sang nhượng, bạn cũng cần tìm hiểu kỹ một số vấn đề để hạn chế tối đa rủi ro phát sinh. Cụ thể:

  • Tìm hiểu kỹ thông tin cửa hàng, đánh giá vị trí, tiềm năng của mặt bằng để đảm bảo quá trình kinh doanh được thuận lợi.
  • Kiểm tra kỹ các loại giấy tờ, hồ sơ liên quan đến mặt bằng, cửa hàng để đảm bảo hợp đồng sang nhượng là hợp pháp, có giá trị pháp lý. Đồng thời, việc kiểm tra kỹ những vấn đề trên cũng sẽ giúp bạn tránh những ngôi nhà “ma”.
  • Cần xác định chính xác chủ thể chuyển nhượng để đảm bảo không bị “tiền mất tật mang”.
  • Như đã nói ở trên, sang nhượng cửa hàng thường bao gồm cả tài sản vật chất bên trong. Vì vậy, để hạn chế tranh chấp về sau thì bạn nên cùng với chủ thể chuyển nhượng kiểm tra một lượt về số lượng, chất lượng từng loại tài sản. Bạn cũng có thể thêm những thông tin này vào hợp đồng để có cơ sở đối chiếu nếu có tranh chấp.

Những lưu ý cần nhớ khi soạn thảo hợp đồng sang nhượng cửa hàng

Dễ dàng nhận thấy trong tất cả các giao dịch dân sự, hợp đồng luôn đóng vai trò đặc biệt quan trọng. Hợp đồng là sự thể hiện cụ thể kết quả của quá trình thỏa thuận, thương lượng giữa các bên. Đồng thời, hợp đồng cũng có giá trị pháp lý mang tính ràng buộc với những chủ thể kể từ khi ký kết. 

Khi có tranh chấp xảy ra, hợp đồng sẽ là cơ sở chính để giải quyết mọi vấn đề. Do đó, quá trình soạn thảo và ký kết hợp đồng luôn đòi hỏi phải đúng theo quy định của pháp luật liên quan. Đồng thời, bạn cũng cần có sự tìm hiểu kỹ để bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của mình. Vậy khi soạn thảo, ký kết hợp đồng sang nhượng cửa hàng cần lưu ý những gì?

hợp đồng sang nhượng cửa hàng
Những lưu ý đối với hợp đồng dành cho sang nhượng cửa hàng

Hình thức hợp đồng khi sang nhượng cửa hàng

Theo quy định của pháp luật Việt Nam, hình thức của giao dịch dân sự có thể bằng văn bản hoặc bằng một hành vi cụ thể nào đó. Theo đó, hình thức của hợp đồng sang nhượng cửa hàng kinh doanh cũng rất phong phú và đa dạng. Có thể bằng lời nói, bằng văn bản hay văn bản có công chứng đểu được. Tuy nhiên, lời khuyên dành cho bạn là với những loại hợp đồng này, nên lựa chọn hợp đồng bằng văn bản để bảo vệ quyền lợi của các bên.

Các điều khoản hợp đồng phải rõ ràng, hợp lý

Thực tế cho thấy có rất nhiều trường hợp các bên bị thiệt hại do điều khoản hợp đồng không rõ ràng, dễ hiểu nhầm. Vì vậy, yêu cầu về tính rõ ràng, cụ thể được xem là quan trọng nhất với hợp đồng sang nhượng cửa hàng. Theo đó, các điều khoản trong hợp đồng phải có nội dụng cụ thể, chi tiết, khoa học và không mang nhiều ý nghĩa. Có như vậy thì việc thực hiện hợp đồng mới đảm bảo chính xác tuyệt đối. Đồng thời quy trình xác định vi phạm và giải quyết tranh chấp (nếu có) cũng được dễ dàng, thuận lợi hơn.

Một số nội dung cần có trong hợp đồng

Hiện nay, pháp luật cho phép các bên được tự do thỏa thuận về nội dung của hợp đồng. Bởi nguyên tắc chính của giao dịch dân sự là: “Việc dân sự cốt ở đôi bên”. Tuy nhiên về cơ bản, một hợp đồng sang nhượng cửa hàng cần đảm bảo đầy đủ một số nội dung cơ bản dưới đây:

  • Đối tượng được chuyển nhượng
  • Các loại tài sản vật chất hiện có trong cửa hàng
  • Điều khoản quy định về công việc được thực hiện và không được thực hiện trong cửa hàng. 
  • Quyền, nghĩa vụ của các bên.
  • Giá sang nhượng cũng như phương thức và thời gian thanh toán. 

Hy vọng rằng qua bài viết trên, bạn đọc có thể hiểu thêm về hợp đồng sang nhượng cửa hàng để bảo vệ lợi ích của bản thân tốt nhất.

Trả lời